Phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 -2024
1.Đối với cây trồng:
Theo dõi sát tình hình rét đậm, rét hại trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư, phân bón và gieo trồng đúng lịch thời vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh, xen canh, tăng vụ; sử dụng các giống ngắn ngày, giống có khả năng chịu rét và chống chịu sâu bệnh để gieo trồng bổ sung nếu bị thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
1.1. Đối với rau màu các loại
- Không gieo, trồng rau màu vào những ngày nhiệt độ thấp có sương muối hoặc băng giá; cây con trong vườn ươm cần làm giàn che sương (sáng sớm và chiều tối che lại trưa chiều hừng nắng thì mở ra).
- Cần chủ động chăm sóc, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, lân, ka li, tro rơm rạ để cho cây tạo bộ rễ mới có sức chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt; tưới rửa sương cho cây vào buổi sáng sớm (khi xuất hiện sương muối và băng giá) để lá không bị táp; phun phòng bệnh bằng các loại thuốc như Daconil, Ridomil, Zineb... Tưới đủ nước, chăm sóc tốt cho cây rau màu. Tuyệt đối không được bón đạm trong những ngày nhiệt độ thấp dưới 150C.
1.2. Đối với mạ xuân
- Không gieo mạ vào những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, mưa lạnh (nhiệt độ thấp dưới 150C). Bón lót trước khi gieo mạ gồm: Phân chuồng hoai mục với lượng 300-500 kg, 10-15 kg Lân super và 1-1,5 kg Kali cho 1 sào Bắc bộ. Gieo mạ đều tay, gieo chìm hạt và rắc tro rơm rạ phủ hạt để chống rét. Áp dụng các biện pháp làm mạ khay, mạ sân, mạ trên nền đất cứng. Không để ruộng mạ bị khô hạn và không bón thúc phân đạm trong những ngày rét đậm, rét hại. Sử dụng nilon trắng để che phủ ruộng mạ khi trời rét đậm hoặc sương muối.
- Điều tiết nước khi xuất hiện gió mùa Đông Bắc: Đưa nước vào ruộng mạ ngập 1/2 - 1/3 cây mạ, khi trời ấm tháo cạn nước phơi ruộng 2-3 ngày sau đó đưa nước vào sâm sắp mặt luống cho cây mạ sinh trưởng phát triển. Khi có sương muối, buổi tối cho nước vào ruộng mạ ngập từ 1/2-1/3 cây mạ, ngày tháo cạn.
1.3. Đối với lúa cấy:
Không cấy trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C. Bón lót phân chuồng hoai mục, đạm, lân trước khi cấy và bón thúc sớm sau khi lúa hồi xanh với 1/3 tổng lượng đạm và Ka li để lúa nhanh bén rễ hồi xanh và tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi (không bón thúc phân đạm cho lúa khi trời rét đậm, rét hại).
1.4. Đối với cây vườn ươm (cây chè, cây lâm nghiệp) Cần chủ động thiết kế hệ thống vườn ươm đủ tiêu chuẩn, có rào che chắn xung quanh vườn, sử dụng lưới che hạn chế mưa rét ảnh hưởng đến cây vườn ươm. Không cắt hom giâm cành trong những ngày nhiệt độ < 150C. Không bón phân đạm vào những ngày rét đậm, rét hại. Tưới rửa sương vào buổi sáng hạn 3 chế ảnh hưởng sương muối làm khô táp lá khi nắng lên. Tăng cường bón bổ sung lân, Ka li cho cây, tạo cho cây có sức chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất thuận.
2. Đối với vật nuôi
2.1. Chế biến, dự trữ thức ăn
- Vận động người dân tranh thủ những ngày trời nắng thu gom triệt để rơm rạ, các loại cỏ thân mềm phơi khô, bảo quản, dự trữ ở nơi khô ráo; gieo ngô dày làm thức ăn bổ sung cho gia súc; tận dụng thân cây ngô, lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ trồng và cỏ tự nhiên để chế biến, dự trữ bằng hình thức ủ chua, ủ men vi sinh. Thức ăn được dự trữ phải đảm bảo chất lượng, không bị thối mốc; số lượng rơm, cỏ khô dự trữ cho trâu, bò tối thiểu phải đạt 200kg/con trở lên, thức ăn tinh dự trữ để bổ sung cho gia súc.
- Tận thu phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô, ngọn lá mía, dây lá sắn, cây lạc, bã dong giềng...), dự trữ làm thức ăn cho trâu, bò. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến để cải thiện dinh dưỡng của rơm, rạ và các phụ phẩm nhiều chất xơ...
2.2. Sửa chữa, làm mới, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
- Vận động các hộ chăn nuôi có chuồng nuôi nhưng chưa đảm bảo yêu cầu phòng chống rét, chuồng tạm và các hộ chưa có chuồng khẩn trương làm mới, sửa chữa, gia cố chuồng nuôi đảm bảo giữ ấm cho gia súc trong mùa Đông. Dự phòng các loại vật liệu để che chắn chuồng trại như: dùng bạt, bao dứa, tấm nilon lớn hoặc các vật liệu khác để che chắn chuồng trại đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng trong những ngày mưa rét.
- Những hộ chăn thả gia súc trong rừng, trong trước tháng 11/2023 phải di chuyển đàn gia súc về chăn thả và nuôi nhốt tại chuồng hoặc di chuyển đến những nơi kín gió có đủ các điều kiện và đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét. - Dọn vệ sinh chuồng nuôi gia súc hàng ngày, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi 01 lần/tuần; làm hố chứa phân, nước tiểu gia súc riêng; xử lý phân gia súc bằng phương pháp ủ nhiệt hoặc ủ men vi sinh; không tích trữ phân gia súc trong chuồng đang nuôi nhốt gia súc.
2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vỗ béo gia súc gầy yếu, xuất bán gia súc đến tuổi giết thịt, không nên nuôi lưu đàn quá lâu nhằm giảm bớt khó khăn cho việc phòng chống đói, rét và hạn chế thiệt hại trong mùa Đông.
- Tăng cường chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho gia súc để chống rét và dịch bệnh. Những gia súc già yếu, con non cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tăng cường sức đề kháng với dịch bệnh, giá rét.
- Khi có rét đậm, rét hại không chăn thả và bắt gia súc làm việc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 130C cần nuôi nhốt, cho ăn tại chuồng, tuyệt đối không chăn thả gia súc hoặc bắt gia súc làm việc; cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh, tối thiểu cho mỗi con gia súc trưởng thành tối thiểu 5kg rơm khô/ngày hoặc 20 kg thức ăn xanh/ngày; cho gia súc uống nước muối ấm; bổ sung thức ăn tinh, đối với gia súc non 0,5 kg/ngày, gia súc trưởng thành 1-1,5 kg/ngày (nên nấu cháo, cám cho gia súc ăn vào buổi sáng 4 và chiều tối); đồng thời bổ sung các loại Vitamin để tăng sức đề kháng cho gia súc; dùng bạt hoặc chăn cũ để làm áo ấm cho gia súc.